in 3D Robot biết đi
Bạn có ao ước tự chế một cổ máy biết di chuyển, hãy để công nghệ in 3D trợ giúp!
Con Robot mà Lets3D.me hướng dẫn lắp ráp được lấy cảm hứng từ cơ cấu di chuyển Theo Jansen. Chúng được kết hợp từ các chi tiết in 3D cũng như vài chi tiết cơ khí có sẵn trên thị trường!
Cần chuẩn bị những gì?
1. Chi tiết cơ khí
Các thanh rob này có đường kính 3mm, dài ~171mm, bạn có thể ra chợ cơ khí để mua. Các thanh rob này làm nhiệm vụ liên kết những khớp chân của con robot.
2. Các chi tiết in 3D
Con robot “đồ chơi” này gồm khá nhiều thành phần. Có tới 107 chi tiết được in 3D, và 63 chi tiết mua bên ngoài.
Con Robot này có 8″cẳng chân”. Nếu in bằng phần mềm MakerBot ( với các máy in 3D FDM giá rẻ) thì mất khoảng 16h in!
Những file này có sẵn trên Thingiverse. Nếu không có máy in 3D, bạn thử liên hệ dịch vụ in 3D màu tại Tp.HCM nhé!
Để đảm bảo chất lượng và độ cứng của mẫu in 3D, bạn nên áp dụng các thông số cài đặt như sau:
- Infill: 12% Mật độ in 3D
- Shells: 3 Bề dày thành mẫu in 3D
- Speed: 60/90 Tốc độ in 3D
- Layer height: 0.20 mm Chiều dày lớp in ( độ phân giải in 3D)
Bài viết của in3Dmàu.com